Thêm (hoặc bớt) ứng dụng trong kênh Favorites
Kênh đầu tiên trên Android TV và Android TV Box thường là kênh Favorites(Yêu thích). Đây là nơi chứa các ứng dụng bạn yêu thích và thường xuyên sử dụng nhất. Bạn có thể thêm hoặc bớt ứng dụng trong kênh này.
Để thêm ứng dụng vào kênh Favorites(Yêu thích), bạn bấm phím mũi tên hướng sang phải trên điều khiển từ xa (Remote) cho đến khi bạn thấy nút Add app to Favorites(Thêm ứng dụng vào yêu thích) hình dấu cộng, chọn nó.
![]() |
Từ danh sách hiện ra, bạn tìm và chọn ứng dụng bạn muốn thêm.
![]() |
Để xóa một ứng dụng khỏi kênh Favorites(Yêu thích), bạn chọn ứng dụng bằng các nút hình mũi tên hướng sang trái hoặc phải, sau đó bấm và giữ nút Select, Enter, hoặc OK.
![]() |
Từ trình đơn xổ xuống, bạn chọn Remove from Favorites(Xóa khỏi hàng yêu thích).
![]() |
Cũng tại trình đơn này, bạn có thể chọn tùy chọn Move(Di chuyển) để sắp xếp thứ tự các ứng dụng.
![]() |
Sau khi chọn tùy chọn Move(Di chuyển), bạn có thể di chuyển ứng dụng sang trái hoặc sang phải sử dụng các phím mũi tên tương ứng trên Remote. Hoàn tất, bạn nhấn nút Select, Enter, hoặc OKtrên Remote.
![]() |
Tùy chỉnh (hoặc tắt) kênh Play Next
Kênh Play Nextlà nơi hiển thị các chương trình truyền hình, những bộ phim, các video, v.v. bạn đang xem dở dang để bạn có thể xem tiếp khi cần. Ngoài ra, đây cũng là nơi gợi ý nội dung dựa trên lịch sử xem của bạn.
Để tùy chỉnh nội dung hiển thị trong kênh Play Next, bạn di chuyển xuống dưới cùng của màn hình chính và chọn Customize Channels(Tùy chỉnh các kênh).
![]() |
Từ danh sách hiện ra, bạn chọn Play Next.
![]() |
Bật/tắt các ứng dụng bạn muốn xuất hiện/không xuất hiện trong kênh Play Nextbằng cách bật/tắt công tắc nằm bên cạnh tên ứng dụng.
![]() |
Cũng tại đây, bạn có thể tắt hoàn toàn kênh Play Nextbằng cách chuyển công tắt On(Đang bật) ở trên cùng sang vị trí Off(Đang tắt).
![]() |
Xóa kênh không mong muốn trên màn hình chính
Bạn có thể xóa hầu hết các kênh trên màn hình chính, ngoại trừ một số kênh nhất định.
Để biết kênh nào có thể hoặc không thể xóa, bạn chọn kênh, sau đó bấm và giữ nút hình mũi tên hướng sang trái.
![]() |
Nếu bạn thấy nút hình dấu trừ (-) xuất hiện, đây chính là kênh bạn có thể xóa và ngược lại.
![]() |
Nếu muốn xóa kênh, bạn chỉ cần bấm nút hình dấu trừ (-).
![]() |
Thêm kênh vào màn hình chính
Bên cạnh các kênh mặc định và các kênh do các ứng dụng thêm tự động, bạn có thể thêm kênh mong muốn theo cách thủ công.
Từ màn hình chính của Android TV/Android TV Box, bạn di chuyển xuống dưới cùng, rồi chọn Customize Channels(Tùy chỉnh các kênh).
![]() |
Cuộn qua danh sách ứng dụng, và bật công tắt nằm bên cạnh tên ứng dụng bạn muốn thêm.
![]() |
Sắp xếp thứ tự kênh trên màn hình chính
Bạn có thể sắp xếp thứ tự kênh trên màn hình chính sao cho tiện sử dụng nhất.
Để di chuyển kênh lên trên hoặc xuống dưới, bạn chọn kênh, sau đó bấm nút hình mũi tên hướng sang trái, và chọn tùy chọn Move(Di chuyển).
![]() |
Bây giờ, bạn có thể di chuyển kênh đến vị trí mong muốn.
![]() |
Hoàn tất, bạn bấm nút Select,Enter, hoặc OKtrên Remote.
![]() |
Ca Tiếu(theo How-to geek)
Mùa mua sắm cuối năm là dịp để các siêu thị điện máy xả hàng với các mặt hàng điện tử, điện lạnh giảm giá sốc tới 50%, nhưng có nên mua ngay một chiếc smart TV vào lúc này?
" alt=""/>Cách tùy chỉnh màn hình chính của Android TV theo sở thích cá nhânTôi đọc rất nhiều ý kiến lên án người nhận kia, chỉ trích nặng nề, cho rằng họ vô ơn, đáng lẽ phải nhận người mẹ kia làm mẹ và biết ơn cả đời. Tôi cũng là một người mẹ, tôi rất chia sẻ với bà về sự mất mát đứa con dứt ruột đẻ ra.
Nhưng tôi có suy nghĩ khác. Nếu tôi là người mẹ ấy, khi đặt bút ký vào lá đơn hiến tạng là đã xác định mình cho đi và không mong nhận lại. Hành động này giống như chúng ta đi làm từ thiện, cứu giúp ai đó, chúng ta ngay lúc đó và kể cả về sau đâu mong sẽ được đền đáp điều gì.
Trở lại câu chuyện này, bà mẹ đã có thông tin: người nhận trái tim của con trai bà đang rất khỏe mạnh, sống ổn. Nếu là tôi, thế là đủ, có thể yên tâm rằng việc làm của mình là đúng đắn, trái tim của con trai mình vẫn đang đập ở đâu đó, sự hy sinh của mình không vô nghĩa.
Bỏ qua những yếu tố khác như lời đồn đại về chuyện người mẹ bán tạng con trai giá 2 tỷ hay có đường dây mua bán đằng sau đó. Tất cả chỉ là lời đồn. Nếu bà mẹ không làm gì sai thì bà vẫn ngẩng cao đầu đã làm một việc rất lớn mà không phải ai cũng làm được là cứu giúp cho 6 người.
Mong muốn của bà mẹ gặp lại người nhận tạng không có gì sai, nguyện vọng chính đáng, nhưng nếu người nhận không tiết lộ thông tin và không muốn gặp thì đó cũng là quyền của họ. Người đi cho, đi cứu giúp người khác vốn đã ở tâm thế trên rồi, nên hãy buông bỏ để cuộc sống này an nhiên và thanh thản. Cuộc sống này, cứ cho đi đã, rồi ngày nào đó tôi tin rằng bạn sẽ nhận được những điều tốt đẹp hơn thế.
Tôi cũng đã làm thủ tục hiến tạng cho y học và tôi không hề ân hận về điều đó.
Độc giả Phương Linh (Hà Nội)
Bạn có ý kiến riêng về vấn đề này, hãy gửi cho chúng tôi. Bài viết không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Gửi bài về địa chỉ: [email protected]
Con trai của người nhận tim đã chủ động liên lạc với bà Nhường. Hai gia đình sẽ sớm gặp nhau, giúp người mẹ giải tỏa u uất bấy lâu nay.
" alt=""/>Có nhất thiết phải gặp lại người đã nhận trái tim của con mình?